Đề xuất hạn chế học sinh sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/ tuần là hợp lý?

综合Đề xuất hạn chế học sinh sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/ tuần là hợp lý?已关闭评论 9阅读模式

 

TheĐềxuấthạnchếhọcsinhsinhviênlàmthêmkhôngquágiờtuầnlàhợplýo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ. Học sinh, sinh viên được trả tiền làm thêm giờ theo thỏa thuận với người sử dụng lao động căn cứ trên thời gian thực tế làm, khối lượng và chất lượng công việc. Quy định này đang thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân. Đề xuất này có phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay tại nước ta? Phóng viên Bích Ngọc phỏng vấn TS Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban xã hội của Quốc hội.

PV: Thưa ông, ông nhìn nhận như thế nào về đề xuất mới đây của Bộ LĐTBXH giới hạn giờ làm thêm với học sinh sinh viên không quá 20 giờ mỗi tuần?

TS Bùi Sỹ Lợi: Chúng ta hạn chế thời gian làm thêm giờ part time của học sinh sinh viên với mục tiêu là nâng cao chất lượng đào tạo của các em trong nhà trường, tạo cơ hội để các em dành thời gian để học tập phấn đấu rèn luyện. Với quy định cho các em làm thêm giờ cũng là quá trình trải nghiệm trong thực tiễn và quan trọng nữa là các em các cháu có thêm thu nhập để đảm bảo cuộc sống trong quá trình học tập rèn luyện, phấn đấu.

Để nâng cao chất lượng học tập, việc chúng ta quy định làm thêm không quá 20 giờ trong 1 tuần trong thời kỳ đang học và không quá 48 giờ trong thời trong một tuần của thời kỳ được nghỉ, bản thân tôi cho là hợp lý, để vừa tạo cho các em được rèn luyện, được trải nghiệm, được nâng cao năng lực về thể chất và quan trọng nhất là có thêm thu nhập.

Vấn đề quan trọng là nhà trường phải quản lý, biết rằng các em làm thêm nhưng tránh tình trạng làm những ngành nghề bị cấm hoặc là làm việc trong điều kiện không có lợi cho học sinh, sinh viên. Thêm nữa, chúng ta phải quy định rõ việc trả lương cho các em như thế nào để phù hợp với khả năng cống hiến lao động và năng lực của các em.

Tôi nghĩ rằng chúng ta phải quản lý để các cơ sở sử dụng học sinh sinh viên không được trả lương cho các em thấp hơn quy định của mức lương tối thiểu vùng. Điều này thể hiện sự bình đẳng và thể hiện sự chi trả tiền lương phù hợp với sức lao động của các em

PV:Trong dự thảo sửa đổi Luật Việc làm cũng đề nghị là giới hạn số giờ làm thêm của sinh viên thì cũng có rất nhiều bất cập. Ví dụ như tại Khoản 3 Điều 30, dự thảo luật yêu cầu đảm bảo sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của người lao động thế nhưng rõ ràng là việc giới hạn giờ làm thêm của sinh viên cũng đang vi phạm quyền bình đẳng trong lao động của các bạn trẻ. Ông có nghĩ như vậy hay không?

TS Bùi Sỹ Lợi:Nếu như quy định mà vượt quá khả năng của các em thì đó là trái luật và vi phạm đến quyền được làm việc.

Quyền được làm thêm của các em là chính đáng nhưng trong định hướng và trong luật pháp. Chúng ta phải quy định thời gian làm thêm phải đáp ứng được yêu cầu để phát triển thể lực và đó cũng là quá trình quản lý nhà nước về vấn đề việc làm của học sinh, sinh viên. Vì nhiệm vụ chính của các em là học tập rèn luyện để nâng cao kiến thức, để thu thập kiến thức, để cống hiến đóng góp, để trưởng thành. Do đó chúng ta cũng phải có những quy định rất cụ thể như thế để tránh sự lạm dụng của các cơ sở sử dụng lao động và cũng tránh tình trạng các em say sưa quá đối với công việc, say sưa với việc kiếm tiền vì cuộc sống khó khăn mà lại quên lãng đi việc học tập và rèn luyện của bản thân học sinh, sinh viên.

PV: Thưa ông, trên thế giới, nhiều nước cũng quy định là học sinh được làm thêm từ 20 đến 24 giờ mỗi tuần như Anh, Australia, Mỹ, Phần Lan. Còn ở châu Á thì sinh viên tại Nhật và Hàn Quốc cũng được phép làm thêm nhưng không quá 28 giờ và 25 giờ mỗi tuần. Tuy nhiên, quy định này thì chỉ áp dụng với sinh viên quốc tế và không có giới hạn với sinh viên là công dân nước sở tại nhằm mục đích cư trú lẫn bảo vệ lao động nội địa. Như vậy thì liệu quy định của nước ta đang có độ vênh so với các nước?

TS Bùi Sỹ Lợi:Thực tế có độ vênh bởi thực chất là do phương thức quản lý của các nước khác nhau. Bởi vì các nước muốn tạo việc làm cho học sinh, sinh viên, tức là tạo cho lao động nội địa học sinh, sinh viên có nhiều việc làm hơn và thu nhập tốt hơn nên người ta chỉ quy định và hạn chế đối với học sinh, sinh viên là người quốc tế. Đó cũng là cách quản lý của các địa phương còn mình quy định như thế này là để phù hợp không chỉ với quốc tế mà vấn đề quan trọng là chúng ta tạo cơ hội để em phấn đấu rèn luyện trải nghiệm mà vẫn đảm bảo được chất lượng học tập và đảm bảo phát triển một cách toàn diện của con người. Chúng ta không nên cho rằng Việt Nam khắt khe hoặc là các nước là mở rộng cho học sinh sinh viên trong nước.

PV: Vâng! Xin trân trọng cảm ơn ông!

综合最后更新:2022-10-26
懵懂先生
  • 本文由 发表于 2024-10-23 07:21:26
  • 转载请注明:http://n1r6r0.uurk.cn/news/711f399116.html
热点

掌控外子三大年夜大年夜心态需供,才干挽回老公的心!

理应正在男同伙住院时代提分足吗,正在男同伙住院期内,收略提出分足成就很自然天闪过。那一选择没有但触及到两小我的热忱状况,借触及它的抽烟与安康状况。充真思索那一段相关可可存正在已处置成就,是没有是正在病 ...
探索

离婚最有效挽回老公要收

从 挽回婚姻的案例 中得知,很多人正在一时激动离婚后念挽回老公,那末离婚最有效 挽回老公 要收有哪些呢?离婚最好挽回要收的关键正在于挽回前的细确熟习,战找到开适自身的细确要收。 1、离婚最有效 ...
娱乐

空姐职业受正好睹,我该若何找好男同伙?

很多男孩子正在找女友时,皆是设置岗亭正好睹。对某些旅社餐厅、赌厅、牢房等天域工做中的女孩没有太很感快活喜好。下边那位网仄易远就是讲有临近那样的困惑,应对岗亭正好睹,事真若何找好男同伙,圆谦 拜 ...
知识

中秋佳节共婵娟 《武圣》情谊玩法享温馨

中秋小长假即将到来,不管是甜蜜情侣还是单身贵族都期待着与亲人朋友共团圆、赏明月,这不,连奇幻武侠《武圣》中杀红名爆装备的惊险江湖也开始充满温馨气息了,中秋活动喜降月饼福利,情谊活动温情涌现。《武圣》官 ...
知识

若何挽回曾尸化的老公?

我战老公婚配八年,曾收现他出轨,后往正在我要供下战她断了接洽。然则比往收现本往他们没有竭有接洽,我烧冰自杀被便回往后,老公提出 离婚 。我知讲老公曾尸化了,然则我离没有开对圆,请问我该若何 挽回 ...
休闲

离婚若何操做孩子挽回

离婚有孩子能挽回吗?孩子是爱情的结晶也是婚姻的期视。当您正在那段婚姻里以为得视无助时,请垂头看看您们的孩子,哪怕是为了他也没有要随意坚持。那末离婚若何操做孩子挽回婚姻呢? 1、离婚有孩子能挽回吗 我 ...
休闲

老公没有爱了若何办?若何挽回老公的爱?

身边很多女人以为外子就是三心二意,相处暂了产逝世厌倦便讲没有爱了。其真婚姻运营没有但只是一小我的事,念要 挽回老公 的爱,您也必需要付出一些勤劳。 老公没有爱了若何办?若何挽回老公的爱? ...
休闲

鹿鼎记(陈小春)下载

鹿鼎记(陈小春)迅雷下载地址和剧情:影片名称: 鹿鼎记(陈小春)【片 名 】 :鹿鼎记【集 数 】 :45集【年 份 】 :1998年【格 式 】 :RMVB【语 言 】 :国语【字 幕 】 :汉语【 ...
休闲

老私心田出您的暗示,再若何勤劳挽回也是白费!

婚姻 中很多女人皆没有收略,为甚么自身付出了那末多,老公依然热漠呢?愚女人,那声明老私心田出您,他固然没有会回应您的爱,以致没有会感开激动您的爱。一样深刻往讲,老私有以下那些暗示声明贰心田出您, ...