Để nông thôn mới ở vùng cao không chỉ là danh hiệu Vị đắng của thoát nghèo

焦点Để nông thôn mới ở vùng cao không chỉ là danh hiệu Vị đắng của thoát nghèo已关闭评论 636阅读模式


Đã có nhiều tâm tư,ĐểnôngthônmớiởvùngcaokhôngchỉlàdanhhiệuVịđắngcủathoátnghè trăn trở và nguyện vọng của các cán bộ, giáo viên, các em học sinh và người dân những bản làng vùng cao thuộc các xã về đích nông thôn mới và ra khỏi diện đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 861/QĐ-TTg 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Bộ Trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Hơn 3 năm sau khi các quyết định có hiệu lực, tại một số địa phương vùng cao, đời sống người dân vốn khó khăn nay càng gian nan hơn khi không được thụ hưởng nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước do đã ra khỏi diện vùng “Đặc biệt khó khăn”. Loạt bài “Để Nông thôn mới ở vùng cao không chỉ là danh hiệu” sẽ đưa ra cái nhìn rõ hơn về vấn đề này. 

Bài 1:Vị đắng của …thoát nghèo

Bài 2:Đua tiêu chí hay bệnh thành tích?

Bài 3:Cần gỡ khó cho hàng nghìn thôn, xã vùng cao

Tiếng trống tan trường vang lên, Đặng Quầy Kiêm, học sinh lớp 9, trường THCS bán trú Huy Giáp, xã Huy Giáp, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng nhanh chân vào gian bếp được quây bằng mấy tấm tôn đặt ở góc sân trường chuẩn bị bữa cơm. Bữa trưa của các em ngoài nồi cơm trắng chỉ có thêm đậu đũa được bố mẹ gửi từ đầu tuần. Kiêm bảo rằng: đây là thức ăn chính của nhóm 8 học sinh trong 1 tuần qua, nhà em ở Bản Ngà, cách trường học hơn 6 cây số nên em được bố mẹ cho ở tại trường. Hàng tuần, gia đình có đồ ăn đều gửi ra trường cho các em, khi cân măng, khi mớ rau rừng, lâu lắm mới có quả trứng, chút thịt băm hay dăm bơ lạc. Ước muốn của Kiêm cũng thật đơn giản.

Chỉ cách gian bếp của Kiêm và các bạn một khoảng sân nhỏ, gần 60 học sinh khác của trường cũng rộn ràng chuẩn bị ăn cơm trưa. Đây là học sinh thuộc 2 bản Lũng Pèng, Cốc Sỳ. Do là bản thuộc diện đặc biệt khó khăn nên các em được hưởng chế độ ăn bán trú với bữa cơm nóng, thịt gà, rau xào, canh xương…Nhà ăn của các em cũng có nền bê tông, có mái che vững chãi và có cả quạt mát vào mùa hè. Nhìn bữa cơm của các bạn, cô bé Đặng Mùi Viện không khỏi mủi lòng.    

“Con bữa thường ăn đỗ, rau cải, măng, còn thịt thì tuần có, tuần không. Các bạn khác thì được ăn ngon, mặc sướng, còn con thì….(khóc). Con mong muốn có bữa cơm ngon, có thịt, có đầy đủ các thứ..”, bé Viện bày tỏ.

Năm 2020, xã Huy Giáp về đích nông thôn mới nên theo Quyết định số 861/QĐ-TTg 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Bộ Trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Huy Giáp thuộc xã vùng I. Xã này chỉ còn 2/9 xóm thuộc diện vùng III là Lũng Pèng và Cốc Sỳ. Chiếu theo các quyết định này, học sinh các bậc từ Tiểu học trở lên không còn được hưởng chế độ hỗ trợ ăn bán trú ngoại trừ 2 xóm thuộc diện vùng III.

Tuy nhiên, gần 30 học sinh cấp II ở các bản xa đến 7-8 cây số, buộc phải ở tại trường. Các thầy cô cùng phụ huynh tìm tre nứa, tận dụng những tấm tôn cũ để dựng 3 gian bếp tạm bợ cho các em có chỗ nấu nướng. Vậy nên mới có cảnh một mái trường, hai căn bếp và hai số phận khác nhau.

Thương học trò bữa đói, bữa no nên cô giáo Cao Thị Thanh Hương, Phó Hiệu trưởng trường THCS Bán trú Huy Giáp cùng các thầy cô vận động các nhà hảo tâm, đôi khi góp thêm phần lương ít ỏi để hỗ trợ bữa ăn cho bọn trẻ, nhưng cũng chẳng kéo dài được bao lâu.

“Từ khi xã về đích Nông thôn mới đến giờ số học sinh bỏ học khá cao, có gần 100 em học sinh nghỉ học rồi. Các thầy cô cũng xót xa cho các em lắm, nhưng lương của các cô cũng thấp, lại bị cắt đi, nhà lại ở xa nữa nên muốn hỗ trợ các em cũng khó, các em đông quá, các thầy cô cũng không thể giúp hết được…”, cô Hương cho biết.

Quay trở lại hành trình về đích Nông thôn mới ở xã Huy Giáp có thể nhận thấy nhiều câu chuyện “cười ra nước mắt”. Đây là xã thuần nông, gần 100% dân số là đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao với khoảng 4.000 nhân khẩu. Nơi ở của đồng bào chênh vênh bên những sườn núi; thiếu đất canh tác, thiếu nước sản xuất nên kinh tế dựa chủ yếu vào trồng trúc sào, trồng ngô và chăn nuôi gia súc. Từ một xã đặc biệt khó khăn, Huy Giáp đã được lựa chọn để trở thành xã điểm về đích Nông thông mới đầu tiên của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Nhưng sau 3 năm, Huy Giáp đã “tuột” đến 12 tiêu chí.

Ông Lương Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã Huy Giáp, huyện Bảo Lạc cho biết: “Hiện nay theo bộ tiêu chí nâng cao, thu nhập người dân chúng tôi không đạt, thứ hai tỉ lệ sử dụng điện hiện chỉ đạt gần 80%, còn tỉ lệ hộ nghèo còn 40% và cận nghèo trên 20%, đây là tiêu chí rất khó đạt. Về giao thông thì địa bàn cũng chỉ đạt 40% cứng hóa.”

Xã về đích nông thôn mới, người dân càng khó thoát nghèo hơn khi không còn diện ưu tiên với các khoản hỗ trợ vay vốn sản xuất, các nguồn vốn Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong khi hạ tầng giao thông, thủy lợi vẫn chưa đáp ứng nhu cầu. Không chỉ có chế độ dành cho học sinh, người dân ngay cả với các cán bộ, giáo viên đang công tác trên địa bàn cũng trong hoàn cảnh tương tự.

Đơn cử, ở Bản Phiêng Vàng cách trung tâm xã Huy Giáp hơn 9km đường cấp phối, đèo dốc cao và gập ghềnh đá sỏi. Đây là bản có tới hơn 90% thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo. Ở Phiêng Vàng gần như không có sóng điện thoại, không có internet, thiếu nước sinh hoạt và điện lưới quốc gia cũng chỉ khoảng 50% số hộ được sử dụng…nhưng Phiêng Vàng vẫn trong diện bản nông thôn mới. Ở đây có điểm trường Tiểu học với 5 cô giáo cắm bản. Cô giáo Tô Thị Vân mới trở lại trường sau khi sinh con thứ hai không khỏi trăn trở cho tương lai khi bị giảm đến quá 1/3 thu nhập.

“Tôi vào đây đầu tiên được hơn 8 triệu đồng/tháng, nhưng khi bị cắt từ vùng III lên vùng I nên giảm đi khoảng 3 triệu đồng. Giờ một gia đình có 2 con nhỏ không thể đủ chi tiêu. Tôi cũng không mong muốn gì hơn, chỉ mong có một con đường đi thuận lợi và mong có thêm phụ cấp cho giáo viên (khóc)….”, cô Vân cho hay.

Bà Chu Thị Liên, người dân bản Phiêng Vàng cũng không biết phải giải quyết ra sao khi con cháu đi học lặn lội, băng rừng cả chục cây số đến lớp mà không còn được trợ cấp, ngay cả tiền hỗ trợ mua bảo hiểm y tế của người dân cũng bị cắt trong thời gian dài.

“Về nông thôn mới thì đường làng ngõ xóm, nhà cửa phải kiên cố sạch sẽ, nhưng ở đây có gì đâu, muốn ăn, muốn mua phải vác củi đi chợ bán mới có. Tôi cũng thấy đau xót lắm, nhưng không làm được gì mà”, bà Liên chia sẻ.

Vị đắng của thoát nghèo, về đích Nông thôn mới đã hiện rõ ở xã Huy Giáp. Không còn được thụ hưởng nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước do đã ra khỏi diện vùng “Đặc biệt khó khăn”, nguy cơ tái nghèo ở nơi đây đã hiện hữu. Điều này cho thấy ngay từ khâu đánh giá, bình xét tiêu chí Nông thôn mới ở đây đã thiếu chặt chẽ, thiếu thực tế, thậm chí có dấu hiệu chạy theo thành tích. Nếu chưa vội về đích Nông thôn mới, có lẽ những đứa trẻ đã không phải ăn rau thay cơm rồi bỏ học giữa chừng, những người dân cũng không phải vật lộn mưu sinh vì cuộc sống quá khó khăn, còn các cô giáo cũng không phải rơi những giọt nước mắt khi nghĩ về tương lai của mình và những đứa trẻ.

Để thay cho lời tạm kết, chúng tôi đã ghi nhận những tâm tư, trăn trở của những đứa trẻ, những cô giáo cắm bản, người dân và cả những nhìn nhận thẳng thắn từ cơ sở:

- Em Triệu Mùi Nải, học sinh điểm trường Tiểu học Phiêng Vàng, xã Huy Giáp:“Hàng ngày con đi học mất 40 phút mới đến lớp, mẹ con làm cơm cho con mang đến trường, con muốn được ăn cơm ở lớp để không phải xách cơm đi nữa".

- Thầy giáo: Hoàng Lương Dũng, Hiệu trưởng trường Tiểu học xã Huy Giáp:“Tôi mong mỏi các cấp xem xét để Huy Giáp trở lại được hưởng chính sách như xã vùng III. Để từ đó các thầy cô giáo được hỗ trợ thêm từ lương đến phụ cấp ưu đãi”.

- Chủ tịch UBND xã Huy Giáp, Ông Lương Văn Chiến:“Khi đầu tư để đưa một địa phương, một xã về đích NTM thì trong giai đoạn trước cũng có những bất cập và đầu tư cũng chưa được đồng bộ, dẫn tới các tiêu chí còn non, chưa đạt, cũng có liên quan phần nào đó bệnh thành tích, tôi xin khẳng định là như vậy”.

Bữa cơm chỉ có rau xanh của học trò và những giọt nước mắt của các cô giáo cắm bản tại xã Huy Giáp, xã điểm về đích NTM của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phần nào đã cho thấy những mặt trái tại những địa phương vùng cao sau khi ra khỏi diện đặc biệt khó khăn. Vấn đề này sẽ tiếp tục đề cập trong bài 2 với nhan đề “Đua tiêu chí hay bệnh thành tích?”.

焦点最后更新:2022-10-26
懵懂先生
  • 本文由 发表于 2024-10-23 00:29:05
  • 转载请注明:http://n1r6r0.uurk.cn/news/675f399150.html
探索

再续史诗!《永恒文明》新英雄梅林、诸葛亮联袂出征

一位是辅佐君王统治英格兰的大魔法师,一位是计定三分天下得其一的治世能臣。而今,这两位以智慧文明于世的传奇英雄,大法师梅林&卧龙诸葛亮,将携手登陆网易首款强对抗MMO手游《永恒文明》,加入众位史 ...
综合

“十二五”农网改造亮出大手笔

本报讯记者张毅)农网改造,服务“三农”。截至2015年底,省电力公司“十二五”农网改造升级任务全面完成。“十二五”期间,该公司累计完成投资118.95亿元,竣工投产3191项,改造覆盖全省11个市98 ...
探索

驾驶人自主约考 这些东西须知晓

今年6月起,我省全面推行驾驶人自主约考措施,实现驾培和约考分离。记者2月23日从省公安厅交管局车管处获悉,目前自主约考实施细则已经确定。就大家最关心的热点问题,记者进行了一一梳理。细则明确,初次申领驾 ...
时尚

村医签约 农民有了“健康大管家”

省委十届七次全会提出,要转变基层医疗卫生服务模式。到底该如何转变?2015年12月23日,记者来到运城市临猗县嵋阳镇东祁村,在这里找到了答案。51岁的村民王竹风,5年前因为高血压导致脑出血,虽然命保住 ...
探索

感受亲爹系魅力 《最后一炮》中系载具解锁指南

观看了国庆阅兵后,除了帅气的兵哥哥以外,相信中国的装甲也给观众留下了很深的印象,这些钢铁身躯给大家展示了中国现代装甲的力量。在中国现代装甲战争竞技网游《最后一炮》中,收录了上百款现代装甲,其中最为庞大 ...
焦点

我省公布637个岗位供大学生带薪见习

本报12月22日讯记者王斌)日前,省人社厅公布637个就业见习岗位。有见习意向的高校毕业生可从中挑选适合自己的岗位,参加为期3—12个月的带薪就业见习。见习单位涉及多家国企、事业单位,以及民企等十余家 ...
百科

春运期间预计我省总流量将达到1300万辆次

山西新闻网讯为做好春运期间道路交通安全组织工作,1月20日,省公安厅交管局综合历年春运期间交通安全影响因素,分析研判今年春运期间全省道路交通安全形势。日均流量将突破185万辆次根据历年经验及车辆、驾 ...
百科

男子被困电梯内 消防员扛着工具跑上14楼去救人

本报2月3日讯见习记者 贾蔚然)“电梯困住人了,快来救人呀。”昨日9时许,省城杏花岭区小东门街某住宅小区有人被困在电梯内。消防人员接警后,迅速赶到,扛着重达156斤的设备徒步爬到14层去救援,被困半 ...
知识

改朝换代/染血王国/反恐王国[DVD中英双字]下载

改朝换代/染血王国/反恐王国[DVD中英双字]迅雷下载地址和剧情:【译名】《改朝换代/染血王国/反恐王国》美国07火暴反恐战争动作惊悚大片DVD中英双字【片名】The Kingdom 【年代】2007 ...
焦点

2016年我省十大重点领域计划投资9088亿元

本报讯记者 赵全磊)1月27日,在省十二届人大五次会议第一次全体会议上,省发展和改革委员会主任王赋,向大会作了《关于山西省2015年国民经济和社会发展计划执行情况与2016年国民经济和社会发展计划草案 ...