Chuyện về những người mẹ có hàng chục đứa con

热点Chuyện về những người mẹ có hàng chục đứa con已关闭评论 6阅读模式

Làng trẻ SOS là mô hình gia đình,ệnvềnhữngngườimẹcóhàngchụcđứ mỗi gia đình tập hợp thành cộng đồng làng gắn kết. Các làng SOS hoạt động theo 4 nguyên tắc chung trên toàn thế giới, gồm: "Bà mẹ, các anh chị em, ngôi nhà gia đình và cộng đồng làng". Trong đó, nhân tố chính là các "bà mẹ" - là những phụ nữ từ 25 đến 40 tuổi, không có ý định lấy chồng, không có con riêng, cũng không nặng gánh gia đình, tình nguyện tuyên thệ đảm nhận thiên chức làm mẹ, nuôi dưỡng những trẻ mồ côi (có hoàn cảnh đặc biệt) như những đứa con riêng của mình theo đúng nghĩa xã hội học. Mỗi bà mẹ làm chủ một "ngôi nhà gia đình", có toàn quyền định đoạt trong việc nuôi dưỡng từ 8 đến 10 "đứa con" (từ sơ sinh đến 18 tuổi).

Ở mỗi làng trẻ SOS đều có một khu vực dành riêng cho các bà mẹ đã nghỉ hưu, được gọi là nhà công vụ. Các mẹ sau khi đã đến tuổi nghỉ hưu sẽ được cấp nhà, đó là căn phòng rộng khoảng 24m2. Tại Làng trẻ SOS Hà Nội có 20 mẹ đến tuổi về hưu, nhưng cũng chỉ có khoảng 6-7 mẹ ở lại hẳn nhà công vụ, các mẹ khác vẫn còn người thân nên về quê để tiện bề chăm sóc.

“Bỗng nhiên có một mảnh vườn và một đàn con”

Nhớ lại những ngày đầu đến làng, bà Phạm Thị Tâm (68 tuổi, quê Đông Anh, Hà Nội) không khỏi bỡ ngỡ.

“Ngày đầu tiên đến làng, tự nhiên đón một loạt 5 đứa con về 1 lúc, tôi chẳng biết phải làm sao. Chưa hết làng còn phân cho một mảnh vườn, một căn nhà khiến bản thân tôi thấy hoang mang quá”, bà Tâm nhớ lại.

Bà Tâm cho biết, ở quê bà cũng đã kết hôn, lấy chồng nhưng không có con. Lúc bấy giờ, bà cũng đã 32 tuổi, 13 năm lấy chồng không có con, nên khi thấy làng đưa tin tuyển dụng về các huyện, xã và được chi hội phụ nữ giới thiệu công việc, bà đã quyết định đi ngay.

Vào làng, bà Tâm trải qua các lớp học làm mẹ, làm dì do Làng trẻ SOS Hà Nội tổ chức. Rồi các cuộc bình bầu ai làm dì, ai làm mẹ.

Kinh nghiệm làm mẹ còn non nớt, trong gia đình mỗi đứa con một tính nết, cùng sự giúp đỡ, chia sẻ của mọi người sống ở làng, dần dần mẹ Tâm cũng thích ứng dần với cuộc sống, hiểu hết từng tính nết của 5 đứa con, giúp các con hiểu rõ về gia đình, về sự đoàn kết của các anh chị em trong nhà. Cho đến trước khi nghỉ hưu, bà Tâm được làm mẹ của tất cả 27 người con.

“Tự nhiên có con gọi mình bằng mẹ, bất ngờ và thiêng liêng lắm. Tôi cũng bắt đầu vào guồng quay của công việc làm mẹ. Các con còn bé, khi các con đi ngủ, một mình giặt một chậu quần áo, làm việc từ 5h sáng đến 10h tối, tối lại cùng các con học bài, khi các con đi ngủ thì lúc đó tôi cũng mới được ngả lưng”, bà Tâm nói.

Mặc dù công việc mò mẫm sớm hôm, chăm con vất vả, nhất lại là những đứa con không phải do mình sinh ra, thế nhưng bà Tâm chưa bao giờ có suy nghĩ sẽ nghỉ việc. Với bà, có các con bên cạnh là niềm vui, là động lực mỗi ngày.

“Tôi nuôi các con, cùng sát cánh và đồng hành với các con, hiểu được hoàn cảnh của từng đứa một, tôi cũng dần xem các con như con mình. Niềm vui lớn nhất là thấy các con lớn khôn mỗi ngày”, bà Tâm nói.

Và khi các con lớn khôn, đến tuổi kết hôn, bà Tâm khi “hóa” thành mẹ chồng, khi biến thành mẹ vợ trong ngày trọng đại của các con. Chứng kiến các con đến tuổi dựng vợ gả chồng mà nước mắt người mẹ rơi xuống vì hạnh phúc.

Tổ chức một gia đình, thu các con về một mối

Bà Đỗ Thị Nhân (Phúc Thọ, Hà Nội) cũng cảm thấy vất vả những ngày đầu mới vào làng, bởi mẹ và con không cùng huyết thống. Bởi có những đứa con may mắn vẫn còn ông bà, cô dì, chú bác nuôi nấng có nề nếp, nhưng cũng có những đứa không may mắn, thiếu sự giáo dục chu đáo của gia đình.

Chính vì thế, khi được giao trọng trách làm mẹ, bà luôn cố gắng tổ chức một gia đình, để thu các con về một mối, dần hình thành một tổ ấm.

“Tôi cố gắng để các con thấy đây chính là ngôi nhà thực sự của mình, giúp gắn kết tình mẹ con. Mỗi ngày thấy đàn con ăn cũng thấy sướng, nó ngủ tôi cũng thấy sướng. Có những đứa con lớn nhanh như thổi, bỗng nhiên tôi cảm thấy có nguồn động lực động viên mình để càng gắn bó với con hơn”, bà Nhân chia sẻ.

Dù không phải là những đứa con do mình mang nặng đẻ đau, nhưng suốt những năm tháng sinh sống tại làng, những người mẹ ở đây luôn dành trọn vẹn cho con cái, toàn tâm toàn ý nuôi các con trưởng thành. Những niềm vui nhỏ nhặt của các con, các mẹ gom nhặt lại thành niềm vui cho chính mình.

“Lúc đi học, các con được điểm tốt thì mẹ phấn khởi, nhưng hôm nào được điểm kém, mẹ buồn lắm. Lúc buồn, mẹ lại động viên các con cố gắng. Ngày trước khi các con đi thi đại học, tôi cũng thắp hương xin bề trên cho các con được may mắn, vừa động viên các con thi được kết quả tốt. Đến lúc có giấy báo đỗ đại học, khi con đỗ mẹ như mở cờ trong bụng, con thì tươi hớn hở. Đó là niềm vui không thể nào tả xiết được”, bà Nhân kể trong niềm hạnh phúc.

Bà Nhân cũng có 27 người con. Mỗi ngày lễ, các con lại tề tựu về nhà công vụ ở làng để thăm non và chúc sức khỏe mẹ. Chỉ đơn giản là một vòng tay ấm áp, một bông hoa nhỏ cũng đủ khiến người mẹ ấm lòng.

“Các mẹ ở đây đều là những người phụ nữ đơn thân, còn các con thiếu sự chăm bẵm của người lớn. Cả 2 hoàn cảnh gộp lại thành một gia đình. Tôi luôn xem đó là niềm hạnh phúc. Cho đến giờ phút này, tôi luôn thầm cảm ơn tổ chức Làng trẻ em SOS Việt Nam nói chung, Làng trẻ em SOS Hà Nội nói riêng đã cho chúng tôi, những người phụ nữ đơn thân có một đàn con ngoan”, bà Nhân nói.

Nhờ mẹ, nhờ làng, những đứa trẻ được “sinh” ra 1 lần nữa

Là người nhận được tình yêu thương, bàn tay nuôi dưỡng của các dì, các mẹ ở Làng trẻ em SOS Hà Nội, chị Đỗ Thu Hiền (sinh năm 1990, quê huyện Thanh Trì, Hà Nội) xem đó là một may mắn mà “ông trời” dành tặng. Với chị, nếu không được đưa vào làng, không nhận được bàn tay các mẹ chăm bẵm, chắc giờ này chị cũng không tồn tại.

“Tôi là trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, khi sinh ra không biết bố mẹ mình là ai. Chỉ sau khi lớn lên thì tôi mới biết gốc gác của mình là ở huyện Thanh Trì. Các mẹ vẫn thường hay kể rằng, ngày tôi mới vào làng đầu tóc ghẻ lở, trên cơ thể chi chít vết côn trùng cắn, sức khỏe không đảm bảo, ai nhìn vào cũng thấy xót xa”, chị Hiền nhớ lại.

Qua bàn tay chăm sóc của mẹ Đỗ (mẹ nuôi ở làng) và tổ chức SOS, sức khỏe chị Hiền dần ổn định. Giờ đây, khi đã trưởng thành, có công việc, có gia đình và có cả những đứa con bi bô gọi mẹ, chị lại thấy quý giá và trân trọng hơn tình cảm mà mẹ đã dành cho bản thân trong suốt quãng thời gian sống ở làng.

“Mẹ dành cho tôi tất cả tình yêu thương mẹ có. Mẹ chăm tôi từng bữa ăn, giấc ngủ và động viên tôi trong chuyện học hành. Với những người bình thường ở ngoài xã hội luôn xem bố mẹ mình là tất cả, thì với những đứa trẻ có hoàn cảnh đặc biệt ở làng, điều đó lại thiêng liêng vô cùng. Bản thân tôi thấy như mình được sinh ra một lần nữa vậy”, chị Hiền xúc động nói.

Dù hiện tại đã có cuộc sống riêng, mẹ Đỗ của chị đã nghỉ hưu và vê quê (Sóc Sơn) sinh sống. Thế nhưng dù bận đến đâu, chị đều cố gắng sắp xếp 1-2 tuần để về quê thăm mẹ. Dù chẳng có việc gì vẫn phi xe về ngủ với mẹ 1-2 đêm rồi lại “phi” xe về Hà Nội.

Trong bối cảnh làng đang gặp khó khăn về kinh phí hoạt động, khi sự cắt giảm viện trợ từ các tổ chức SOS quốc tế, chị Hiền cùng các anh chị trưởng thành từ làng đã cùng lên phương án giúp đỡ các em nhỏ. Đồng thời kêu gọi các tổ chức, cá nhân bên ngoài xã hội cùng chung tay hỗ trợ làng lúc khó khăn.

Mời các bạn xem tiếp Bài 2: Làng trẻ em SOS Việt Nam cũng đang cần “SOS”.

热点最后更新:2022-10-26
懵懂先生
  • 本文由 发表于 2024-10-23 09:43:35
  • 转载请注明:http://n1r6r0.uurk.cn/news/583c399227.html
探索

为了正义/法外出击/边缘煞星[BD中英双字1024x576高清版]下载

为了正义/法外出击/边缘煞星[BD中英双字1024x576高清版]迅雷下载地址和剧情:◎译名为了正义/法外出击/边缘煞星◎片名Out For Justice◎年代1991 年◎国家美国◎类别动作/惊悚 ...
热点

立冬吃什么 三酸保健康

立冬吃什么在秋高气爽的时候,人们要少吃酸性的食物。不过到了立冬时刻,人们要多吃柠檬,酸梅,泡菜这些酸性的食物,能够帮助人们达到养秋的目的,并且还可以有效地迎接冬天。首先柠檬是特别酸的一种水果,由于它里 ...
综合

这几类人不适合喝茶

不适合喝茶的类人茶叶里面富含多种氨基酸以及抗氧化成分,对人身体的好处是特别多的,大部分人都是可以把茶当做饮品和保健养生的功效还是特别好的。但是也不是所有的人都可以喝茶,有很大一部分人群是不适合喝茶的。 ...
综合

怎样引导孩子驾驭情绪

在家庭教育中,情绪管理是一个重要课题。孩子们在成长过程中,常常会遇到无法控制情绪的情况。如何帮助他们学会认识、接受、表达及疏导情绪,是每位家长需要掌握的技巧。教孩子认识情绪、接纳孩子的情绪、教孩子表达 ...
焦点

魔鬼末日/末世浩劫[英语原版DVD中字+DVD国语配音]下载

魔鬼末日/末世浩劫[英语原版DVD中字+DVD国语配音]迅雷下载地址和剧情:【译名】《魔鬼末日/末世浩劫》2亿票房施瓦辛格动作大片英语原版DVD中字+DVD国语配音【片名】End Of Days【年代 ...
百科

润燥养生秋季早晨应该喝什么粥

适合秋季早餐喝的养生粥秋季养生的时候,可以适当的喝一点点红薯小米粥,毕竟红薯能够调节肠道,有大量的可溶性纤维,具有通便排便的功效。但红薯的脂肪热量却特别的低,因此在秋季养生润燥的时候适当的喝一点点红薯 ...
休闲

好吃又减肥的金蒜娃娃菜

金蒜娃娃菜怎么做好吃娃娃菜对于我们来说是非常熟悉的一种食材,在平时吃了之后能够达到非常不错的口感。同时还能够具有着一定的减肥效果,在使用娃娃菜的时候可以做金蒜娃娃菜,操作方法很简单,先把娃娃菜清洗干净 ...
时尚

水果捞在冰箱里放一晚上还能吃吗

水果捞在冰箱里放一晚上还可以吃吗平时我们所说的水果捞属于非常常见的美食小吃,由于它的烹饪方式特别的多,而且口感比较丰富,再加上里面的水果种类比较多,营养成分比较好,所以才会受到众人的喜爱,但是对于大众 ...
知识

射杀[DVD中字600分辨率+1280x720高清无水印版]下载

射杀[DVD中字600分辨率+1280x720高清无水印版]迅雷下载地址和剧情:◎译名《射杀》09美国最新惊悚动作片DVD中字600分辨率+1280x720高清版无水印◎片名Killshot◎年代20 ...
休闲

春季易花粉过敏,5种食物抗过敏

五大春季抗过敏食物推荐很多人在春天的时候容易出现花粉过敏的现象。所以春季的时候尽量减少外出,即使外出一定要做好防护,平时我们常吃的一些水果蔬菜也有很好的抗过敏效果,比如苹果,橙子,橘子,柚子,葡萄,柠 ...