Đề xuất xây đảo nổi giữa sông Sài Gòn có khả thi?

百科Đề xuất xây đảo nổi giữa sông Sài Gòn có khả thi?已关闭评论 371阅读模式

Liên danh Tổ chức Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu cùng Viện Quy hoạch vùng Paris ĐềxuấtxâyđảonổigiữasôngSàiGòncókhả(Pháp) đang hỗ trợ Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM nghiên cứu quy hoạch, phát triển toàn diện hành lang sông Sài Gòn.

Trong đó, đơn vị tư vấn đề xuất làm các đảo vườn nổi kết hợp với cầu đi bộ trên sông Sài Gòn đoạn qua khu trung tâm, bố trí dịch vụ vui chơi, giải trí, thu hẹp không gian hai bờ quận 1 và Thủ Thiêm. 

Một số chuyên gia đánh giá, đây là ý tưởng lạ, độc đáo. Tuy nhiên, không ít người lo ngại công trình sẽ phá vỡ cảnh quan giá trị nhất của dòng sông. Do đó, để thực hiện cần có sự xem xét thấu đáo nhiều yếu tố tác động. 

Theo nghiên cứu của liên danh tư vấn, dọc sông Sài Gòn đoạn chảy qua TP.HCM có nhiều vùng lãnh thổ và môi trường khác nhau, nên nhóm đề xuất chia làm 4 phân khu để phát triển dựa trên những lợi thế và đặc trưng riêng ở mỗi khu vực.

Việc xây dựng các đảo nổi giữa dòng sông thuộc phân khu thứ 4 - vùng lõi giao giữa quận 1 và Thủ Thiêm. Những đảo vườn sẽ đảm nhận vai trò là điểm "dừng chân", kết nối các cầu đi bộ khi được thành phố bổ sung xây dựng.

Ý tưởng này nhằm tạo liên kết, thu hẹp không gian hai bờ khi mặt sông Sài Gòn ở khu vực này rộng khoảng 250m - khoảng cách lớn hơn nhiều các dòng sông đã được quy hoạch bài bản như sông Seine (Pháp) hay Singapore.

Liên danh tư vấn cũng gợi ý, những đảo này có thể xây cố định hoặc nổi, bố trí gần bờ nơi có dòng chảy chậm, hạn chế ảnh hưởng đi lại của tàu thuyền. Trên đảo có thể tổ chức các hoạt động giải trí như quán nhạc, quán cà phê, nhà hàng nổi, hồ bơi... giúp tăng trải nghiệm vượt sông, tạo điểm nhấn du lịch, giải trí hấp dẫn cho khu trung tâm. Đề xuất này nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ phía người dân.

"Tôi thấy nếu xây đảo nổi và cầu đi bộ thì quá hợp lý. Nhưng trước khi làm phải nghiên cứu kỹ xem có ảnh hưởng gì đến dòng chảy của con sông Sài Gòn không vì con sông đó rất quan trọng với hệ thống thoát nước của đô thị thành phố".

"Khu vực bến Bạch Đằng về cảnh quan không gian là vùng nước rất đẹp, nếu chúng ta xây dựng đảo nổi lên thì cảnh quan sông nước đấy nó sẽ bị tối đi, chật hẹp. Cái đẹp của TP.HCM chính là khoảng sông rộng, thoáng, mang ý nghĩ về không gian lớn".

Trước đề xuất này, một số chuyên gia cho rằng, đây là ý tưởng lạ, độc đáo. Những đảo vườn nổi đóng vai trò liên kết, tạo sự gần gũi cho không gian đôi bờ - hình thành một nghệ thuật trong kiến trúc.

Đồng thời, đảo vườn có thể kết hợp với công viên sinh thái, quảng trường phía Thủ Thiêm, trong tương lai sẽ đem tới những trải nghiệm tốt hơn cho người dân, du khách và tạo điều kiện để khai thác kinh tế trên đặc điểm sông nước của TP.

Đồng tình với đơn vị tư vấn trong việc tăng tính kết nối đôi bờ (quận 1 – Thủ Thiêm) để khai thác tiềm năng kinh tế sông Sài Gòn và thúc đẩy phát triển khu Thủ Thiêm. Tuy nhiên, theo Kiến trúc sư (KTS) Ngô Viết Nam Sơn, việc tạo liên kết, kéo gần khoảng cách đôi bờ là nhiệm vụ quan trọng để khai thác tiềm năng kinh tế sông Sài Gòn và thúc đẩy phát triển cho Thủ Thiêm.

Vì thế, kéo gần khoảng cách đôi bờ, tạo liên kết về cả không gian và giao thông là nhiệm vụ tối quan trọng để khai thác tiềm năng kinh tế của dòng sông cũng như đẩy mạnh phát triển cho Thủ Thiêm.

Tuy nhiên, KTS Ngô Viết Nam Sơn đánh giá, ý tưởng xây đảo vườn nổi trên bờ sông là không phù hợp: “Đứng từ góc độ người Pháp có thể họ lấy kinh nghiệm sông Seine đưa vào. Tuy nhiên, TP.HCM nên hiểu điều kiện và nhu cầu của người thành phố khác với người Pháp. Đầu tiên mình phải thấy rằng, không gian quy hoạch kiến trúc 2 bên bờ sông Seine nhà trung bình chỉ có 5 tầng thôi nhưng khu trung tâm TP.HCM trung bình 20 tầng. Đó là điểm bất lợi thứ nhất.

Thứ 2, những tòa nhà cao tầng 2 bên khó soi bóng xuống dòng sông nó mất hiệu quả về cảnh quan. Thứ 3 là làm đảo nổi cho dù làm xanh thì cũng chỉ trồng cỏ, cây thấp chứ không trồng được cây lớn vì giữa sông...”.

Đồng quan điểm, Tiến sỹ Nguyễn Hữu Nguyên (Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam) cho rằng, khi làm các đảo nổi thì lấn mặt nước, sẽ làm thay đổi áp lực nước, dòng chảy sẽ bị đổi, nguy cơ tạo ra các tác động tiêu cực như xói mòn, sạt lở, gây cản trở giao thông thủy.

Còn về mảng xanh thì số cây trồng trên đảo không mang lại hiệu quả đáng kể cho việc cải thiện môi trường so với việc để mặt nước trống, thoáng..

“Khi làm những đảo nổi như thế thì sẽ làm hẹp dòng chảy của dòng sông, khi dòng sông dòng chảy bị hẹp lại thì cường độ nước sẽ mạnh lên và khi nó mạnh lên thì tác động về mặt xói mòn các bờ sẽ nhiều hơn.

Quy luật sông nào cũng thế thôi khi mà có khúc quanh, khúc cuốn thì luôn xảy ra tình trạng bên lở, bên bồi. Về môi trường, các đảo nổi đó sẽ có nhiều hoạt động kinh doanh như nhà hàng khu giải trí…, thải nước xuống dòng kênh và dòng sông sẽ bị ảnh hưởng do ô nhiễm”.

Các chuyên gia cũng đề xuất việc kết nối đôi bờ sông là phải giải quyết nhu cầu đi lại của người dân, đặc biệt là hệ thống giao thông công cộng. Do đó, quy hoạch sông Sài Gòn không thể chỉ nhìn vào con sông không mà phải xem hai bên bờ sông.

Điều này phụ thuộc chủ trương phát triển giao thông thủy của TP. Nếu giới hạn không cho tàu lớn thì có thể vừa xây đường hầm vượt sông, vừa làm cầu bởi kết nối giao thông 2 bên càng nhiều càng tốt. Còn nếu chủ trương "mở" sông để đẩy mạnh giao thông thủy thì có thể hạn chế một vài cây cầu khu vực trung tâm. Khi đó, không gian sông Sài Gòn sẽ thông thoáng hoàn toàn.

Dưới góc độ chuyên gia quy hoạch đô thị, KTS Ngô Viết Nam Sơn đề xuất làm hầm kết nối ga ngầm trước UBND TP sang Thủ Thiêm để tăng tính kết nối bờ Đông – bờ Tây

“Mình đang làm tuyến metro số 1, có trạm metro ngầm trước UBND  TP, tôi nghĩ rằng, TP nên xem xét không gian ngầm từ trạm metro ngầm trước UBND TP nối thẳng qua Thủ Thiêm. Thậm chí có tuyến xe buýt điện, người dân xuống ga này, lên xe buýt chạy thẳng qua Thủ Thiêm.

Như vậy có nghĩa là kinh phí trước đây dự kiến làm cho tuyến ngầm Tôn Đức Thắng thì nên dùng kinh phí đó làm tuyến ngầm từ Nguyễn Huệ chạy qua Thủ Thiêm nó ý nghĩa nhiều hơn, gia tăng tính kết nối trực tiếp giữa 2 bờ".

Có thể thấy, ý tưởng tăng tính kết nối giữa khu trung tâm hiện hữu và phía bờ Thủ Thiêm của đơn vị tư vấn là rất cần thiết. Song, TP cần có những tính toán và phân tích kỹ lưỡng hơn. Đặc biệt là không nên xâm phạm đến môi trường sông Sài Gòn hình thành tự nhiên từ xưa đến nay. 

Làm đảo nổi có cần đổi não?

Đã từ lâu sông Sài Gòn được xem như một tài sản vô giá của hàng triệu người dân tại TP.HCM. Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong giao thương, luân chuyển hàng hoá, vận chuyển hành khách, mà dòng sông này còn trở thành một bản sắc riêng có cho đô thị Sài Gòn Gia Định hơn 300 năm tuổi.

Việc nghiên cứu, xây dựng đồ án quy hoạch tổng thể 2 bên bờ sông Sài Gòn mà TP.HCM đang triển khai với sự góp ý, hiến kế của nhiều tổ chức cá nhân là hết sức cần thiết để phát huy tối đa tiềm năng của dòng sông này. Trong số đó có thể kể đến ý tưởng táo bạo là làm các đảo nổi kết nối khu trung tâm với Thủ Thiêm.

Hẳn các nhà tư vấn đến từ Pháp có lý do để đưa ra đề xuất này, song cũng cần phải nói thêm rằng, sông Sài Gòn hoàn toàn khác với sông Seine và văn hoá bản địa của người Việt Nam cũng không giống với người Pháp.

Nói như vậy để thấy là các ý kiến chưa thuận tình của các chuyên gia, các nhà khoa học trong nước dành cho đề xuất này là có cơ sở.

Quy hoạch không phải là câu chuyện của một sớm một chiều mà là vấn đề của thập kỷ thậm chí là thế kỷ. Việc đưa ra một ý tưởng táo bạo trong đồ án quy hoạch sông Sài Gòn lần này có thể sẽ chưa phù hợp với thực tế hiện nay nhưng biết đâu chừng đó lại là sự thành công của nhiều năm sau nữa khi hình thái xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến.

Tiếp thu ý kiến, đề xuất của liên danh tư vấn hay quan điểm phản biện của các nhà khoa học, các chuyên gia là việc mà lãnh đạo TP.HCM cùng các đơn vị tham mưu sẽ phải lưu tâm nhiều hơn.

Vượt lên trên tất cả chính là một tư duy mới, một tầm nhìn khoáng đạt hơn từ những người làm quản lý đô thị để có thể đánh thức “con rồng xanh” đang ngủ yên trong lòng sông Sài Gòn.

Nói một cách khác là cần “đổi não” toàn diện trong nghiên cứu, xây dựng và triển khai quy hoạch chứ không chỉ dừng ở việc có làm “đảo nổi” hay không?

百科最后更新:2022-10-26
懵懂先生
  • 本文由 发表于 2024-10-23 07:34:45
  • 转载请注明:http://n1r6r0.uurk.cn/news/399f399426.html
焦点

以武会友醉方休 大话2免费版中秋活动隐藏任务

中秋佳节人团圆,月圆灯明照长安!《大话西游2免费版》中秋活动将于9月15日至9月18日期间火热开启,精彩活动福利满满,还有隐藏任务等你挑战,邀你一起赏月赏灯赢壕礼,海量经验与八荒遗风、黄宝石、聚魄丹、 ...
休闲

全职冒险家破解版下载

全职冒险家内购破解版是一款纯正日漫回合制rpg手游,经典元素全面升级,只为带给你最极致的游戏享受,丰富的玩法刷本不停,个性主角多样选择,总有一款是你的菜,即刻下载带你开启一场唯美的奇幻之旅。喜欢这款游 ...
探索

荒野行动一线生机手游下载

荒野行动一线生机手游是一款支持多人在线的冒险生存游戏,就和大逃杀游戏玩法差不多,荒野行动一线生机采用第三人称视角,场景画面非常逼真,媲美端游,玩家可以在游戏中自由行动,喜欢的玩家赶紧来2265安卓网下 ...
娱乐

遇见花美男手游破解版下载

遇见花美男手游免费版是一款恋爱养成手游,游戏大制作,非常逼真的动漫人物设计,逼真的动态效果让你爱不释手,各种完美的人设让你你心动不已,工作爱情如何抉择看你的选择了,更多的游戏体验尽在2265安卓网!遇 ...
时尚

破晓封测闭幕盛典在即!揭秘古剑OL精彩玩法

剑心决醒,扛鼎仙侠!由网元圣唐旗下上海烛龙研发,欢聚时代与网元圣唐联合运营的《古剑奇谭网络版》开启已超过十天,相信大部分的玩家们已经达到满级状态。那么看过了古剑OL世界中的山川万里,揭开了剧情主线中的 ...
探索

腾讯枪火英雄游戏下载

枪火英雄腾讯版是一款火爆好玩的3D动作射击手游,拥有多种经典游戏元素,丰富的敌军设计,带给你超刺激的战斗快感,欢迎喜欢的朋友来2265安卓网下载畅玩!枪火英雄手游腾讯版介绍《枪火英雄》是一款原创动作射 ...
知识

犬夜叉妖刀传说九游版下载

犬夜叉妖刀传说九游版是一款犬夜叉正版授权的卡牌手游,策略与rpg元素完美结合,原汁原味战国风光,Q版超萌经典角色,多种羁绊任意搭配,玩法高度自由,欢迎喜欢的朋友来2265安卓网下载畅玩!犬夜叉妖刀传说 ...
热点

无尽之剑2中文破解版下载

无尽之剑2破解版是一款非常值得期待的虚拟对战手机游戏,采用最逼真的画质以及多样的场景,让玩家身临其境,感受不一样的3d世界,绝对让你眼前一亮,感兴趣的话就来2265安卓网下载吧!无尽之剑2安卓中文版介 ...
探索

我只想安静的做个乞丐 九阴真经百家衣时装获取小攻略

在《九阴真经》中,大侠们对“乞丐”这个生活职业想必并不陌生。拜入丐帮的大侠更是深有体会,因为成为一名乞丐是拜入丐帮的前提。江湖匆匆,大侠们广为知晓的便是“乞讨&rd ...
知识

抗战枪战传说手游官方下载

抗战枪战传说手游是一款全景3D枪战角色扮演手游,不一样的游戏模式和内容,玩家能够极致体验的战争手游乐趣,360无锁定自由操作,玩家极致体验,如果你也想玩的话,赶紧来2265安卓网下载吧!抗战枪战传说介 ...